Chuyên mục: Email Marketing

72 Phép Biến Hóa Nhân Bản Trong Email Marketing (kèm tài liệu)

Email Marketing luôn là một trong số các công cụ marketing, bán hàng có chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả lại khá cao. Tuy vậy không có nhiều người có thể tận dụng hết sức mạnh của nó. Đây là công cụ chăm sóc và tương tác với khách hàng rất tốt xong rất nhiều người đã biến nó bị gắn mác quảng cáo. Vậy làm thế nào để một chiến dịch email marketing đạt hiệu quả. Tôi sẽ bật bí cho bạn 8 mẹo để tối ưu hóa email giúp nó trở nên thân thiện và có thể bán hàng tốt hơn.
Mailer.vn - Email Marketing chuyên nghiệp

Mailer.vn - Email Marketing hiệu quả

Email Marketing - Gian nan con đường gửi thư hiệu quả

1. Tiêu đề thư ( lời mở đầu câu chuyện )
Cũng giống như một bài viết bất kỳ thì tiêu đề thư cũng vậy nó phải hay, phải hấp dẫn với khách hàng thì họ mới Click để mở thư. Nội dung bên trong thư tạm thời ta chưa xét đến vì nếu tiêu đề thư không hấp dẫn không hay thì chả ai buồn mở thư mà đọc nội dung bên trong cả. Bạn không cần phải viết những từ ngữ quá bay bổng, quá cao siêu gì mà hãy quan tâm đến khác hàng bạn nhắm tới họ đang cần gì. Chỉ cần dánh trúng tâm lý của khách hàng là những con chữ giá trị nhất và xứng đáng để bạn đầu tư thời gian và công sức. Chính vì vậy ngoài nội dung hấp dẫn là những thông tin bổ ích, thông tin khuyến mãi giá sốc thì tiêu đề thư chính là yếu tố rất quan trọng.
Tiêu đề Email hấp dẫn và ngắn gọn

Tiêu đề Email hấp dẫn và ngắn gọn
Hunter Boyle từng nói " Hãy tưởng tượng khi khách hàng xem hòm thư Email và họ phải thốt ra câu nói "Cái gì vậy " thì trong tá thư đó bạn phải làm gì để họ bị thu hút bởi email của bạn "
Chính vì thế để viết được một hòm thư súc tích là một điều rất khó khăn. Bạn cần xác định đối tượng mà chiến dịch của bạn sẽ nhắm tới dựa vào những nghiên cứu về thói quen, sở thích của khách hàng.
2. Đơn giản là tốt nhất
Theo những chuyên gia marketing hàng đầu thì tiêu đề email chứa từ 6-10 từ là một tiêu đề có độ dài lý tưởng. Và theo khảo sát của Retention Science trên 260 triệu email từ 540 chiến dịch khác nhau thì phần lớn tiêu đề mail từ 11-15 ký tự.
Cũng giống như những bài viết diễn thuyết, bài văn, nếu yêu cầu bạn viết một bài càng dài càng tốt. Chắc chắn bạn sẽ làm được, phải không? Nhưng nếu bài diễn thuyết của bạn chỉ khoảng 50 dòng, bạn có thể làm được không? Hunter Boyle nhận thấy “ Tất cả chúng ta đều cần thách thức chính bản thân mình bằng việc viết ngắn gọn và dồn vào đó bầu nhiệt huyết trong những giới hạn từ ngữ nhất định.” Việc tự đặt ra cho mình số lượng từ sử dụng trong tiêu đề sẽ nâng cao khả năng email của bạn được khách hàng mở ra đọc ngay từ lần đầu tiên. Nội dung trong email cũng cần được giới hạn, có một bí kíp cho bạn là độ dài chỉ nên trong một trang màn hình, bao gồm cả nội dung và hình ảnh là phù hợp nhất.
3. Tương thích với smartphone
Đây là yếu tố bắt buộc bạn phải lưu ý trong năm 2015 cũng như các năm tới. Lượng người sử dụng di động ngày càng tăng mạnh mẽ. Do vậy nếu email của bạn sử dụng các thiết kế không tối ưu, thân thiện với smartphone thì sẽ không tốt, nó không mang lại sự thoải mái cho người đọc mail.
4. Hãy là một người bạn thân thiết
Người tiêu dùng online luôn mong muốn nhận được những dịch vụ tương tác và thân thiện, không chỉ trong quá trình mua sắm mà còn trong các việc chăm sóc khách hàng, cung cấp thông tin. Bạn biết đến các dạng quảng cáo tự nhiên TVC chứ ? Nó là những quảng cáo vô cùng thân thiện không chứa nhiều các hình ảnh sản phẩm hay các ngôn ngữ hành động. Nó chạm đến con tim của người xem và khiến cho người xem xúc động mỗi lần xem nó.
Hãy là người bạn thân thiết của khách hàng

Hãy là người bạn thân thiết của khách hàng
Với một chiến dịch email cũng vậy, dù cho cách thể hiện bị bó buộc trong những câu chữ khô khan nhưng người tiêu dùng vẫn mong muốn nhận được thông điệp đầy tình thương và thân ái trong đó. Vì thế bạn phải hành văn sao cho không chỉ mạch lạc mà cần thân thiện. Ví dụ thay vì bạn sử dụng các từ trịnh trọng như "Công ty ABC" để giao tiếp với khách hàng thì bạn có thể sử dụng từ "Chúng tôi" để tạo sự thân thiện gần gữi với khách hàng
5. Nhưng luôn cần kêu gọi hành động
Khách hàng luôn cần nhắc nhở. Họ sẽ không làm gì cả nếu như bài viết, email của bạn chỉ là những thông tin đơn thuần mà không kêu gọi họ mua hàng. Hãy sử dụng "Call to action" một cách thông mình, không nhồi nhét nó trong email. Một email chỉ nên có 1 - 2 lần xuất hiện Call to Action thôi nhé.
6. Hình ảnh là yếu tố không thể thiếu
Người xem luôn thích xem hình ảnh họ thường ngại đọc text. Một hình ảnh sinh động, kèm theo những thông điệp sắc sảo trong đó hơn cả trang text thông thường. Hãy thiết kế một bức hình bắt mắt truyền tải thông điệp của bạn.
7. Luôn đính kèm thông tin phản hồi
Có lẽ email marketing phản hồi là điểm yếu nhất của nó. Nhiều người thường xuyên gửi mail chiến dịch mà quên gửi kèm thông tin phản hồi trong đó khiến cho sự tương tác giữa họ và khách hàng gần như là không có. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã không có được khách hàng. Hãy tận dụng chính email bạn gửi đi để thu thập thông tin khách hàng qua những đường link để khách hàng gửi phản hồi hoặc ý kiến đóng góp đến bạn. Còn gì ý nghĩa bằng việc khách hàng tự gửi nhận xét của họ đến bạn, khi đó những thông tin bạn có được sẽ là dữ liệu đáng quý cho các chiến dịch email marketing về sau. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể gửi trong email thông tin trang web hoặc kênh bán hàng online của bạn. Không chỉ tăng thêm độ tin cậy cho khách hàng mà còn là bí quyết để bạn thu hút khách hàng vào trang web của mình.
8. Thiết lập thời gia phù hợp

Bạn đã làm tốt tất cả các điêu trên từ tiêu đề thư ngắn gọn, hấp dẫn đến nội dung, hình ảnh bố cục hài hòa và thông tin liên hệ rõ ràng liệu khách hàng có mở thư của bạn ngay lần đầu tiên ? Theo những nghiên cứu thì thời gian khách hàng mở mail chủ yếu là 9-10 giờ sáng và 3-4 giờ chiều. Vì vậy nếu bạn gửi mail hãy chọn 2 khoảng thời gian này để gửi mail chắc chắn nó sẽ giúp bạn thu được hiệu quả.

92 Thuật Ngữ Email Marketing Bạn Đã Biết Chưa ?

92 thuật ngữ email marketing thường gặp
Dưới đây là các thuật ngữ email marketing thường gặp:
  1. Above-the-fold (Trên-nếp-gấp): Là nguyên tắc thiết kế email, theo đó bạn nên đưa những nội dung quan trọng, súc tích nhất vào trong khoảng 400-450 pixel đầu tiên của email theo chiều dọc. Khi người nhận mở email, họ sẽ thấy phần nội dung đó ngay mà không cần phải cuộn chuột xuống.
  2. Acceptable Spam Report Rate (Tỉ lệ báo cáo spam có thể chấp nhận): Là tỉ lệ mà tại đó nhà cung cấp dịch vụ email marketing có thể bị thông báo là spam nhưng không ảnh hưởng đến uy tín của họ. Nếu tỉ lệ đó trên 0,1 % (1 trên 1000 email) thì nhà cung cấp dịch vụ email marketing sẽ nhận được một cảnh báo.
  3. Acceptance Rate (Tỉ lệ chấp nhận): Tỉ lệ phần trăm số email được các máy chủ gửi email chấp nhận. Khi một email được máy chủ email chấp nhận không có nghĩa là nó sẽ được vào mục Inbox.
  4. ASP (Application Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng): Là một tổ chức cung cấp các công cụ phần mềm dựa trên nền tảng web.
  5. Auto responder (Tự phản hồi): Là một email được thiết lập để tự động gửi ngay lập tức hoặc sau một thời gian tới một người sau khi người đó đăng kí vào danh sách nhận tin của bạn. Ví dụ: email cảm ơn gửi đến khách hàng sau khi người đó đăng kí vào danh sách nhận tin.
  6. Black list (Danh sách đen): Danh sách các tên miền và địa chỉ IP đã bị thông báo hoặc bị kết tội là gửi thư rác. Bạn có thể kiểm tra các black list tại địa chỉ: www.dnsstuff.com
  7. Blue printed email: Email được gửi theo kế hoạch có sẵn.
  8. Bonded Sender (Người gửi được đảm bảo): Là một loại bảo hiểm gửi email, nhãn của công ty được phê chuẩn dành cho các công ty email marketing. Các công ty email marketing đó sẽ đảm bảo rằng email của khách hàng được chuyển tới những ISP lớn mà các công ty đó có mối quan hệ.
  9. Bounce email (Email hỏng): Là các email được gửi trở lại cho người gửi vì địa chỉ của người nhận không tồn tại hoặc hiện tại không hoạt động.
  10. Bounce Rate: Tỉ lệ các email hỏng. Tỉ lệ bounce rate chấp nhận được là dưới 5%.
  11. CAN-SPAM: Là từ viết tắt của cụm từ “Controlling the Assault of Non-Solicited Pornography And Marketing Act of 2003”. Đây là đạo luật đưa ra những quy định dành cho những email có mục đích thương mại, nội dung của những email đó, quyền từ chối nhận email của người nhận được email và các hình phạt nếu vi phạm đạo luật trên.
  12. Call-to-Action (Kêu gọi hành động): Là phần thông điệp bạn đưa ra trong email để hướng người đọc đến các hành động cụ thể như: nhấn vào nút “Mua hàng”, “Đăng kí”, click vào một đường link …
  13. Clicks Per Delivered: Là tỉ lệ phần trăm số lần nhấp chuột trên số lượng email gửi đi nhất định.
  14. Clicks Per Open: Là tỉ lệ phần trăm số lần nhấp chuột trên số lần mở email.
  15. CMO (Chief Marketing Officer): Giám đốc Marketing
  16. Conversion Rate (Tỉ lệ chuyển đổi): Là tỉ lệ phần trăm người nhận có hành động cụ thể sau khi xem email như là truy cập vào website, gọi điện đến đặt hàng hay trả lời email … trong một chiến dịch email marketing. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá sự thành công của chiến dịch email marketing.
  17. CPT (Cost Per Thousand):  Là chi phí để thuê danh sách địa chỉ email của 1000 người. Ví dụ: Chi phí bạn thuê một  danh sách địa chỉ email là 250.000đ CPM, điều đó cũng có nghĩa là bạn phải chi 250đ cho một địa chỉ email.
  18. CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ khách hàng): Là một phương pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như: thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
  19. CSV (Comma separated value): Là một định dạng file mà mỗi trường dữ liệu của nó được ngăn cách với nhau bằng một dấu phẩy. Ví dụ: Nguyễn Văn,Minh,minhnv@company.com,Nam,35
  20. CTR (Click-Through Rate): Là tỉ lệ phần trăm số lần nhấp chuột duy nhất, không trùng lặp trên số lần mở email của người nhận nhấp chuột vào một liên kết được chèn trong email.
  21. Custom field (Trường tùy chỉnh): Là các trường dùng để cá nhân hóa nội dung email. Các trường tùy chỉnh này cho phép khách hàng nhập và lưu trữ các thông tin bổ sung của mỗi liên hệ như: địa chỉ, ngày sinh, thói quen mua sắm, ghi chú …
  22. Data base (Cơ sở dữ liệu): Dùng để lưu trữ các bản ghi. Cơ sở dữ liệu được tổ chức thành các bảng. Các bảng được chia thành các cột và các dòng. Dữ liệu được lưu trực tiếp trong một trường (tức là một ô). Các loại cơ sở dữ liệu web phổ biến bao gồm SQL và MySQL.
  23. Dedicated IP: Là địa chỉ IP mà bạn sử dụng để gửi email marketing.
  24. Deliverability Rate (Tỉ lệ phân phối): Là tỉ lệ email đã gửi thành công trong tổng số các email đã được gửi đi. Khi một email đã được gửi đi thành công thì vẫn chưa thể chắc chắn rằng nó đã nằm trong inbox của người nhận.
  25. Delivery speed (Tốc độ gửi mail): Cho biết phần mềm gửi email có thể gửi email nhanh tới mức nào.
  26. Double opt-in (hay còn gọi là Confirmed opt-in) (Xác nhận kép): Xác nhận kép là khi một người đăng ký nhận một bản tin thông qua website, sau đó có một email xác nhận được gửi cho người đó; người đó chỉ được thêm vào danh sách nhận tin nếu người đó xác nhận địa chỉ email của mình và mong muốn nhận bản tin. Thông thường người đó sẽ phải click vào một đường link trong email hoặc phản hồi lại email. Dùng xác nhận kép sẽ đem lại cho người sở hữu danh sách một danh sách sạch (không có các địa chỉ email hỏng) và ít bị phàn nàn là thư rác, mặc dù sẽ bị mất nhiều người nhận tin – những người vì lý do nào đó đã quên xác nhận lại đăng ký nhận tin của họ.
  27. Email Campaign (Chiến dịch email): Là một email hoặc một loạt email được thiết kế để hoàn thành một mục tiêu marketing.
  28. Email client (Chương trình đọc email): Là phần mềm mà người nhận email dùng để xem email của họ. Các phần mềm đọc email phổ biến bao gồm: Microsoft Outlook, Thunderbird và các phần mềm đọc email trên nền tảng web như: Gmail, Yahoo, Hotmail. Các chương trình đọc email khác nhau sẽ hiển thị các email html khác nhau. Điều đó có nghĩa là: Một email hiển thị tốt trên Yahoo thì chưa chắc đã hiển thị tốt trên Gmail hay MS Outlook.
  29. Email Filter (Lọc email): Là kỹ thuật được sử dụng để chặn email dựa trên người gửi, tiêu đề hoặc nội dung email.
  30. Email marketing: Là một hoạt động kinh doanh bằng cách gửi email đến người nhận trong một danh sách khách hàng để giới thiệu, quảng bá, cảm ơn,… nhằm khuyến khích họ mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nhiệm vụ chính của email marketing là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng.
  31. Email Sponsorships (Tài trợ/bảo đảm cho email): Chỉ việc mua không gian quảng cáo trong email newsletter (bản tin điện tử) hoặc tài trợ cho một hay nhiều bài viết.
  32. ESP (Email Service Provider): Nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing.
  33. False positive: Chỉ việc một email hợp pháp bị chặn bởi các bộ lọc nhận thư hoặc bị xem là thư rác.
  34. Feedback loop (Vòng lặp liên hệ ngược): Trong vai trò là nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing (ESP), bạn sẽ thiết lập Feedback loop với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Khi feedback loop đã được thiết lập, ISP sẽ liên hệ với bạn để thông báo về những ý kiến của khách hàng. Nếu feedback loop không được thiết lập, ISP có thể đưa bạn vào black list mà không cho bạn có cơ hội giải thích. Ví dụ: AQL, Juno, Netzero là các ESP có cung cấp feedback loop.
  35. Hard Bounce (Hỏng cứng): Chỉ việc gửi email không thành công do địa chỉ email không tồn tại, không hợp lệ hoặc bị chặn.
  36. Header email (Message header): Là phần text/code ẩn phía trên mỗi thông điệp email. Mỗi email gửi đi đều có một header.
  37. Honey Pot: Là một hệ thống tài nguyên thông tin được xây dựng với mục đích giả dạng đánh lừa những kẻ sử dụng và xâm nhập bất hợp pháp, thu hút sự chú ý của chúng và không cho chúng tiếp xúc với hệ thống thật.
  38. Hot lead: Khách hàng tiềm năng có khả năng cao nhất để trở thành khách hàng hiện thực.
  39. House List (hay là Retention List): Đây là tài sản giá trị cho công việc email marketing của bạn. Nó là một danh sách được xây dựng một cách hợp pháp, có sự đồng ý của người nhận nên bạn có thể xây dựng nên những danh sách riêng dựa trên nó.
  40. HTML (Hyper text markup language): Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản – Một ngôn ngữ lập trình cơ bản trên Internet.
  41. HTML Email: Là những email được thiết kế bằng ngôn ngữ HTML.
  42. Inbound Marketing: Là hình thức marketing tập trung vào việc tạo ra các nội dung chất lượng nhằm lôi kéo mọi người đến với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn một cách tự nhiên. Bằng cách đăng tải các nội dung phù hợp với mối quan tâm của khách hàng, bạn sẽ tự động thu hút được nhiều lượt truy cập vào website để sau đó bạn có thể liên tục chuyển đổi, chốt danh sách khách hàng và làm hài lòng họ.
  43. IP Warmup: Chỉ hành động gửi email với số lượng tăng dần đối với một địa chỉ IP. Điều đó sẽ giúp xây dựng lòng tin đối với khách hàng có địa chỉ IP đó.
  44. ISP (Internet Service Provider): Nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng hoặc quay số. Ở Việt Nam, các ISP lớn nhất là VNPT, FPT, Viettel. Trên thế giới là AOL, Juno, Netzero, Earthlink, Time Warner …
  45. Landing page: Một landing page (hay còn gọi là lead capture page – trang đích đến) là một trang xuất hiện khi có một khách hàng tiềm năng click chuột vào đường link trong email. Trang này cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ nhằm thúc đẩy một hành động cụ thể từ khách hàng.
  46. Leads (Khách hàng tiềm năng/Khách hàng đầu mối): Là những khách hàng ghé thăm website, blog của bạn và để lại một ít thông tin (họ tên, địa chỉ email số điện thoại…) để bạn có thể liên lạc lại nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ mà không mua bán một sản phẩm cụ thể nào.
  47. Leads Generation: Chỉ công việc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng (còn gọi là khách hàng đầu mối).
  48. Lead score: Là điểm số do các khách hàng tiềm năng dành cho các website, blog mà họ đã ghé thăm.
  49. Levels of Authentication: Là một cách thiết lập danh tính của người gửi. Nó đảm bảo người gửi được phép gửi từ một tên miền nhất định.
  50. List Segmentation (Danh sách phân đoạn): Lựa chọn và phân khúc danh sách khách hàng mục tiêu. Một danh sách phân đoạn có nghĩa là chiến dịch email marketing của bạn sẽ nhắm đúng mục tiêu hơn. Do đó, tỉ lệ phản hồi sẽ cao hơn, ít khách hàng hủy đăng ký hơn và ít báo cáo thư rác hơn.
  51. Marketing Automation (Marketing tự động): Là các phần mềm giúp tái cấu trúc và tự động hóa nhiều tác vụ marketing quan trọng như: tự động gửi email, phân khúc thông tin khách hàng… Nó đảm bảo các tác vụ được thực hiện chính xác, tối ưu và được đo lường theo thời gian.
  52. Mẫu email HTML: Là một mẫu đồ họa được thiết kế sẵn bằng HTML để bạn chỉ cần chèn thêm các nội dung là tạo thành một bản tin email.
  53. Mobile marketing: Là hình thức marketing trên các thiết bị di động, ví dụ như điện thoại thông minh. Nó sử dụng các phương tiện di động như một kênh giao tiếp và truyền thông giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ở bất cứ nơi đâu, bất kì thời điểm nào, mobile marketing có thể cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng; giúp thúc đẩy việc kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.
  54. Multi-part MIME (MIME đa phần): Tất cả các thông điệp email đều có một header gọi là Content-Type. Một thông điệp có thể được gửi đi dưới dạng text, text/html hoặc multipart/alternative. Nếu thông điệp được gửi đi dưới dạng multipart/alternative, nó sẽ được định dạng thành MIME đa phần. Tác dụng của gửi MIME đa phần là email sẽ tự động hiển thị dạng HTML nếu chương trình đọc email của người nhận có thể đọc HTML, và trả về dạng text nếu chương trình đọc email không thể đọc HTML hoặc tính năng đọc HTML bị tắt. Với email MIME đa phần, cả thông điệp HTML và thông điệp text đều được gửi đi. Giữa thông điệp HTML và thông điệp text có một ranh giới. Ranh giới này được định nghĩa trong header Content-Type.
  55. Open Rate: Tỉ lệ phần trăm giữa số email được mở trong tổng số email được gửi đi của một chiến dịch email.
  56. OpenRBL.org: Là một website cho phép xem tên miền hoặc IP có bị blacklist không.
  57. Opt-in (còn gọi là Subcribe – Đăng ký):  Là một khái niệm dùng để chỉ những người nhận đã đồng ý nhận bản tin email. Nếu họ đã đăng ký thông qua website của bạn thì họ là opt-in. Nếu bạn sử dụng phần mềm để thu thập địa chỉ email trên Internet và sau đó thêm họ vào danh sách nhận tin của bạn thì đó không phải là opt-in. Chiến thuật này thường được những người phát tán thư rác sử dụng.
  58. Opt-out (còn gọi là Unsubcribe – Hủy đăng ký):  Khi khách hàng của bạn không muốn nhận thêm thông tin qua email từ bạn nữa, họ sẽ sử dụng chức năng này để yêu cầu loại bỏ email của bạn khỏi danh sách email mà họ đã đăng ký. Đây là chức năng bắt buộc phải có trong mỗi email bạn gửi tới cho khách hàng.
  59. Outbound Marketing: Là hình thức marketing truyền thống như: mua quảng cáo, mua danh sách email rồi chờ đợi các leads.
  60. Personalization (Cá nhân hóa nội dung email): Là khả năng gửi đi các email mang các thông tin riêng của từng người nhận. Đây là một công cụ rất mạnh để bạn gửi đi các thông điệp thân thiện tới những người nhận tin. Ví dụ: Email thường được mở đầu bằng: Chào bạn. Người gửi có thể cá nhân hóa email bằng cách thay lời chào chung chung đó bằng: Chào %%first name%%%%lastname%%. Khi email được gửi đi, hệ thống sẽ tự động thay %%first name%%%%lastname%% bằng họ tên của từng người nhận.
  61. Permission-based (Được phép của người nhận): Danh sách được phép của người nhận là danh sách chỉ chứa những người nhận opt-in và không chứa bất cứ danh sách nào có được do mua bán hoặc danh sách những người yêu cầu nhận một loại bản tin nhưng lại nhận được những bản tin khác mà họ không yêu cầu (ví dụ các thông tin quảng cáo hoặc các chủ đề khác).
  62. Phần mềm email marketing: Cho phép bạn gửi đi các bản tin tới các danh sách của bạn và theo dõi kết quả. Các tính năng tiêu chuẩn bao gồm: cá nhân hóa nội dung email, lập lịch gửi email và xử lý email hỏng.
  63. Phần mềm quản lý danh sách email: Cho phép bạn thu thập, nhập và quản lý những người nhận tin.
  64. Physical Address (Địa chỉ vật lý/Địa chỉ thực): Là địa chỉ cụ thể của những công ty gửi email, thường nằm ở phía dưới cùng của email. Đó là một yêu cầu bắt buộc cho tất cả các chiến dịch email marketing.
  65. Plain Text Email: Là email dạng văn bản đơn thuần, không có HTML. Bạn nên luôn luôn cung cấp cả hai tùy chọn cho khách hàng, có thể nhận email dạng HTML hoặc dạng thuần văn bản.
  66. Privacy Policy (Chính sách bảo mật): Là một mô tả rõ ràng về chính sách của một website hoặc một công ty về việc sử dụng thông tin thu thập được từ người dùng và những gì các công ty/website đó được làm cũng như không được làm với những thông tin mà họ thu thập được.
  67. Read or Open Length: Thời gian từ khi khách hàng mở email đến khi họ đóng email.
  68. Rental List hay Acquisition List (Danh sách cho thuê): Là danh sách các khách hàng tiềm năng hoặc một phân khúc khách hàng đã được lựa chọn để nhận thông tin về một chủ đề nhất định, thường là về nghề nghiệp, các vấn đề khách hàng quan tâm hoặc thông tin về nhân khẩu học.
  69. ROI (Return On Investment): Là tỉ suất hoàn vốn, được tính bằng lượng tiền thu được từ một khoản đầu tư chia cho lượng tiền đầu tư ban đầu.
  70. Scheduling (Lập lịch gửi email): Là tính năng cho phép thiết lập thời gian bắt đầu gửi email đi tại một thời điểm trong tương lai.
  71. Sender Score: Một dịch vụ miễn phí của Return Path, giúp đánh giá uy tín địa chỉ IP của các máy chủ gửi email theo thang điểm 0-100. Trên 90 điểm là tốt.
  72. Shared IP: Là một địa chỉ IP dùng chung để gửi email. Đây là một sự lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí so với việc bạn sử dụng riêng một địa chỉ IP.
  73. Signature File: Một khẩu hiệu hoặc một khối văn bản ở phần cuối của email, cung cấp thêm thông tin về người gửi, công ty, địa chỉ thực, thông tin liên lạc và một số thông tin khác.
  74. Signup form (Form đăng ký): Là một form được đặt trong một website, cho phép khách đăng ký nhận bản tin của công ty.
  75. Single opt-in (Xác nhận đơn): Khi một người nhận tin đăng ký thông qua website và họ không cần phải xác nhận lại địa chỉ email của họ (bằng cách click vào đường link trong email xác nhận hoặc phản hồi lại email đó) thì đó là xác nhận đơn. Hầu hết những người chủ sở hữu các bản tin đều ưa thích xác nhận đơn vì nó tối đa hóa số người nhận tin trong một danh sách, mặc dù có thể có nhiều địa chỉ email kém.
  76. Soft Bounce (Hỏng mềm): Là việc email bị trả lại do chuyển phát không thành công mà nguyên nhân do một vấn đề tạm thời như hộp mail đã đầy (không thể nhận thêm email) hoặc máy chủ bị mất kết nối (máy chủ không có sẵn hoặc không hoạt động)
  77. Spam (Thư rác): Là các email gửi đi mà người nhận không mong muốn và không được phép của người nhận. Khái niệm này còn được gọi bằng một số thuật ngữ khác như: junk mail, bulk mail, unsolicited commercial email.
  78. SpamCop.net: Là một blacklist. Nó là một dịch vụ theo dõi thư rác và chuyển tiếp các phàn nàn thư rác tới các ISP và các công ty hosting. Nếu bạn không có mối quan hệ hoặc feedback loop với các ISP, chỉ sau một số lần phàn nàn gửi tới các ISP hoặc công ty hosting, truy cập internet hoặc hosting của bạn có thể bị đóng. Nếu bạn bị blacklist bởi SpamCop, bạn cần liên hệ với họ.
  79. Spam trigger word: Các từ ngữ không được phép dùng trong tiêu đề và nội dung email vì có thể làm kích hoạt bộ lọc thư rác.
  80. SPF (Sender Policy Framework): Là một bản ghi DNS, cho biết ai là chủ sở hữu của một địa chỉ IP hoặc tên miền (domain) gửi email.
  81. Thống kê: Là tính năng dùng để theo dõi lượng mở, lượng click, lượng email hỏng, lượng người dùng nhận tin …
  82. Thu thập email: Bạn phải dùng một phần mềm quét để lấy các địa chỉ email từ các trang web. Phần mềm này hoạt động bằng cách tìm trong tất cả các trang liên kết từ một địa chỉ website hoặc dựa trên các điều kiện tìm kiếm trong các trang tìm kiếm.
  83. Tỉ lệ click: Được tính bằng số lượng click vào từng đường link trong email chia cho tổng số email.
  84. UCE (Unsolicited commercial email): Là email thương mại không tự nguyện, một tên gọi khác của thư rác.
  85. Unsubscribe link (Link dừng nhận tin): Đường link thường được đặt ở vị trí cuối cùng trong email để cho phép người nhận dừng nhận tin hoặc sửa đổi thông tin của họ.
  86. Value proposition (Lời tuyên ngôn giá trị): Là lời khẳng định giá trị, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng.
  87. Viral marketing (Marketing lan truyền): Là hình thức marketing dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, tương tự như cách thức lan truyền virus từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân.
    Hình thức marketing này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể/muốn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, nhằm tạo ra tiềm năng phát triển theo hàm mũ.
    Sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu… như những con virus. Các chiến dịch như vậy đã lợi dụng sự nhân rộng nhanh chóng để làm bùng nổ một thông điệp lên đến hàng ngàn, hàng triệu người biết.
  88. White list: Là khái niệm đối lập với black list. Một số ISP liệt kê các trang có mối quan hệ tốt và đáng tin cậy đối với họ. Nếu bạn đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ, bạn sẽ có thể được thêm vào white list. Nếu bạn nằm trong một white list, email của bạn có nhiều cơ hội gửi thành công hơn.
  89. Web-base (Dựa trên nền tảng web): Là loại phần mềm mà người dùng có thể đăng nhập và sử dụng trực tuyến.
  90. Welcome email (Email chào mừng): Là email được gửi tới người nhận sau khi người đó đăng ký nhận một bản tin.
  91. WYSIWYG (What You See Is What You Get): Điều bạn thấy là điều bạn nhận được. Đó là một loại trình soạn thảo HTML cho phép bạn sử dụng một chương trình tương tự như Microsoft Word để dễ dàng thiết kế một mẫu email hoặc một trang web mà không cần phải viết code.
  92. Xem email với các chương trình khác nhau: Là tính năng cho phép xem thử email trong các phần mềm đọc email như Gmail, Yahoo, MS Outlook … trước khi email được gửi đi.

Tối Ưu Hóa Nội Dung Email Marketing Hiệu Quả từ A - Z (Phần 2)

Phần III. Cách gửi email marketing hiệu quả
     Một email marketing hấp dẫn không chỉ dựa vào nội dung mà còn dựa vào người nhận có phải là đối tượng đúng của email không, thời gian gửi như thế nào và hình ảnh email ra sao. Qua 2 bài trước, chúng ta đã biết cách chuẩn bị và viết email hay, tuần này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chặn cuối của 1 chiến dịch email marketing - Cách gửi email marketing hiệu quả. 
Chặn cuối cùng để hoàn thành chiến dịch email marketing là gửi email
#1: Tiệp data email khách hàng
     Mỗi 1 chiến dịch gửi email tốn rất nhiều công sức từ khâu chuẩn bị ý tưởng đến viết, thiết kế, set up, nên hãy chắc rằng bạn gửi email này đến những người đang có nhu cầu hoặc đúng đối tượng truyền tải email. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có được data email đúng?
     Để có được email đúng, chúng ta phải trải qua quá trình thu thập. Chúng ta thu thập email từ đâu?
Khách hàng hiện tại
     Thu thập thông tin khách hàng hiện tại, họ đã mua hàng của bạn, họ sẽ có nhu cầu mua tiếp nếu hàng của bạn chất lượng. Theo khảo sát, có 60% lợi nhuận của các công ty đến từ khách hàng hiện tại. Vì thế, việc chăm sóc họ tốt sẽ giúp bạn tăng doanh thu.
 Những người yêu thích thương hiệu, nhãn hàng của bạn
    Đây có thể là khách hàng tiềm năng của bạn. Chỉ có thể thôi nhé, vì họ yêu thích thương hiệu chưa đồng nghĩa với việc họ sẽ mua hàng. Ví dụ, bất kì cô gái nào cũng sẽ thích vận lên mình những nhãn hàng sang trọng, như Dior, Hermes, ... nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng. Trong lúc đó, họ vẫn sẽ subcribe website, like fanpage của bạn.
     Đó chỉ là 1 phần thôi nhé, phần nhiều họ subcribe web của bạn vì họ bắt đầu chú ý và yêu thích, hoặc bạn đang cung cấp đến họ những lợi ích nhất định mà họ đang chờ để cập nhật thêm. Khi độ tương tác giữa bạn và họ trở nên bền chặt, tức là trong tâm trí của họ, thương hiệu của bạn đã có 1 chỗ đứng nhất định, khi muốn mua món hàng đó hoặc tư vấn cho bạn bè, người thân, chắc chắn họ sẽ nhắc đến bạn. Vậy, sự tương tác giữa bạn và họ có tốt hay không, 1 phần là do email mà bạn sắp gửi cho họ đây.
     Những người chưa biết đến bạn nhưng nằm trong đối tượng mục tiêu của bạn (về độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực địa lí, sở thích, ...) 
     Bạn tìm họ bằng cách nào? Có nhiều cách, 1 trong những cách đó là khảo sát. Khảo sát đúng đối tượng mục tiêu của bạn về ý kiến của họ về ngành hàng, sản phẩm, ý kiến cải tiến, điểm thích hay không, hay nhập thông tin để nhận mẫu dùng thử, ưu đãi, ... 

Cùng trên chiến xe buýt nhưng có những người thích mua kẹo, những người khác lại thích mua nước uống
     Cách thứ 2 là sử dụng data email được cung cấp bởi các công ty chuyên săn và phân loại email cho các công ty bán hàng. Lưu ý khi mua và sử dụng data email này, bởi có rất nhiều data phần nhiều có địa chỉ mail không đúng hoặc không phải đối tượng mục tiêu bạn cần. Ví dụ, bạn cần email là nữ, là nhân viên văn phòng nhưng file bạn nhận được có giới tính nam. Với số lượng email ít, bạn có thể kiểm tra, nhưng với data 10,000 email bạn không thể nhận diện bằng mắt. Vậy, việc mua data email là con dao 2 lưỡi mà bạn phải thật cẩn thận khi dùng.
     Làm cách nào để có được lượng email lớn đúng mục tiêu? Bạn có thể lựa chọn những nơi đối tượng tiềm năng của bạn hay đến và raw email của họ tại đó. Ví dụ, sản phẩm của bạn là bỉm tả, bạn có thể raw email trên Web Trẻ Thơ hoặc Làm Cha Mẹ. Có phải bạn đang hỏi, công cụ nào giúp raw email? Có nhiều công cụ giúp bạn thực hiện điều đó, nhưng đa phần là các công cụ nước ngoài và phải tốn phí. Mà chúng ta, không riêng bạn, không riêng tôi, thường không muốn tốn phí cho càng nhiều thứ càng tốt, đúng không? Thật tiếc là chỉ khi bạn sử dụng tool trả phí, bạn mới nhận lại được giá trị tương ứng!
     Thêm 1 chút ghi chú về việc raw email: không phải tất cả email bạn thu thập được đều là đối tượng mục tiêu. Không phải tất cả những địa chỉ email này đều muốn nhận email từ bạn, bởi có 5 điều người đọc luôn "keo kiệt" với bạn mà bạn cần phải nhớ
·         Tôi không có đủ thời gian. 
·         Tôi không có đủ tiền để mua món này (tôi không có khoản chi nào cho sản phẩm này). 
·         Sản phẩm/dịch vụ này không dành cho tôi 
·         Tôi không tin những gì bạn nói (bạn quảng cáo). 
·         Tôi không cần sản phẩm/dịch vụ này.
     Chính 5 điều này sẽ ném email của bạn vào sọt rác mà không mảy may mở ra. Trường hợp này rất khó tránh, nhưng hãy làm giảm số lượng email vào sọt rác bằng cách:
·         Ném đá dò đường. Thử gửi test email bằng nhiều tiêu đề khác nhau đến số email nhỏ giới hạn và chờ xem phản ứng. Sau đó chọn tiêu đề thu hút nhất, thông thường là Miễn phí hay Gỉam giá, ...
·         Hãy viết kĩ dòng mô tả vì sao họ lại nhận được email của bạn trong khi họ không subribe web của bạn hay chưa hề biết về bạn: Bạn nhận được email này bởi vì chúng tôi muốn mang đến cho bạn 1 sự lựa chọn tuyệt vời trong tháng hè này (email tiếp thị quạt phun sương). 
·         Hãy để nút unsubcribe để người đọc nhấn vào khi họ không có nhu cầu, từ đó bạn sẽ lọc được 1 data chỉ có đối tượng mà mình hướng đến.
#2: Design
     Nếu bạn sử dụng MailChimp để gửi mail, bạn có thể tận dụng những form có sẵn, thay đổi text, images, màu sắc và kích thước cho phù hợp. Hoặc bạn có thể thiết kế 1 form riêng rồi upload vào phần theme. Khi upload file lên, bạn có thể tận dụng để gửi tiếp những đợt sau, nếu bạn muốn tiếp thị lại với nội dung giống y như vậy cho 1 danh sách mail khác. Amazon không có các form sẵn, bạn phải tự thiết kế rồi zip code lên.
     Thông tin thêm: nếu bạn dùng MailChimp, email thường nằm ở hộp Promotions, còn Amazon thường vào thẳng inbox. 
Chiến dịch email marekting có thành công hay không, công lao không nhỏ nằm ở các chàng/nàng designer
     Việc design cho email không dừng lại ở chỗ bản vẽ, mà còn phải cắt HTML ở các nút (button) cho người đọc click vào, các link liên kết với text, với images, ... nên phần này, bạn nên đưa cho 1 anh coder thực hiện nếu bạn biết thiết kế hoặc thuê hẳn 1 đơn vị làm template email để hoàn thiện "phần nhìn" này.
     Một vài lưu ý với phần thiết kế: "Đừng để nội dung hay trên một cái nền dở". Sự tương tác giữa mắt người với bài viết, với hình ảnh, với bất kì thứ gì đập vào mắt họ, được quyết định chú ý hay không chú ý phụ thuộc rất nhiều vào hình ảnh và bố cục.
Để gây được sự chú ý mà VBS hay nói đùa là "gây sự - chú ý", bạn phải hiểu một số nguyên tắc cơ bản trong thiết kế:
  • _   Không sử dụng trên 2 font trong cùng 1 email. Khi dùng font, hãy dùng những font phổ biến: Tahoma, Segoe UI, Open San, Arial, ... không nên chọn font tiếng Việt quá nhiều "râu ria" như Ông Đồ, Thư Pháp, ... tránh font bị lỗi qua nhiều thiết bị khác nhau từ người đọc. Không dùng font có chân với font không chân trong cùng email (giống như mặc áo dài với quần short vậy, không tương đồng lắm. Font có chân thường sử dụng cho văn bản hành chính hay nội dung nghiêm túc, trong khi font không chân lại trẻ trung và năng động hơn). 
  • _   Không sử dụng trên 3 size trong cùng 1 email. Size thường đọc tốt là 11, 12. Đối với tiêu đề là 16,18. Những email có size quá lớn thường bị đánh spam.  Không sử dụng quá nhiều màu trong cùng 1 email. Cơ bản, chúng ta thường có 1 màu chính và 1 màu tương ứng để tạo nên sự hài hòa. Hoặc nhiều email có 5-7 màu, nhưng cơ bản được phối với nhau ăn ý bằng sự đo lường màu sắc trong thiết kế, nhưng chúng tôi khuyên bạn, khi bạn chưa giỏi chơi trò chơi phối màu, hãy cẩn thận và dùng ít màu thôi. Bạn có thể thử chọn 1 màu chính, website này sẽ gợi ý các màu tương ứng phù hợp với màu chính: paletton  
  • _   Kích thước hình ảnh khi gửi mail khống chế chiều ngang là 600px. Chọn hình ảnh có chất lượng cao. 
  • _   Nên dùng chữ tối màu trên nền sáng màu, không nên làm ngược lại.  
  • _   Cuối cùng, nếu email của bạn chưa đẹp, chưa hoàn thiện, đừng vội gửi đi!
#3: Quá trình gửi

VBS sẽ không hướng dẫn cách thức gửi, bởi bạn có thể tìm hướng dẫn ở rất nhiều bài viết chi tiết khác trên mạng, hoặc trong chính các dịch vụ gửi email marketing đã có hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu kiểu step by step. VBS chỉ nói về một số lưu ý để gửi email marketing mang lại hiệu quả cao hơn.
     Thứ nhất, trước khi gửi, hãy thử gửi email đến 2-3 người trong team, trong công ty để xem trước. Nếu tốt thì tiến hành gửi đồng loạt.
     Thứ hai, khi dùng MailChimp hay Amazon, đều có chức năng hẹn giờ (schedule) đến chính xác thời gian bạn muốn gửi. Thường trong 1 chiến dịch, email phải được viết ít nhất là trước 1 tuần, thiết kế 2 - 3 ngày dựa vào nội dung của email (tùy vào mức độ khó của email và khối lượng công việc của designer và coder), gửi cho những người trong team xem lại và chỉnh sửa nếu có. Cuối cùng là schedule. Một quá trình nhiều người can thiệp và tốn thời gian vậy, nếu gửi vào khoảng thời gian không đúng lại làm hỏng công của cả đội. Vậy thời gian nào là thời gian gửi email tốt nhất?

     Theo thói quen làm việc của người Việt, làm theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 và thời gian làm trong ngày là từ 8:30 - 12:00 và 13:30 - 17:30 thì bạn có thể gửi vào các thời gian sau:

Với email tin tức, lên tinh thần, ... nên gửi vào thứ 2,3,4 vào khoảng 9:00, 14:00 hoặc 16:30 đây thường là thời gian check mail (lấy từ kinh nghiệm check mail của bản thân).Với email bán hàng, nên gửi vào thứ 5,6 cùng khung giờ ở trên: vì tâm lí cuối tuần thường xuất hiện vào ngày thứ 5 chứ không đợi đến thứ 6. Thứ 7 những người đi làm thường ít check mail, trừ khi công việc phải làm luôn thứ 7.
     Hành vi này có thể không đúng với những người làm việc tự do (freelancer), các bà nội trợ, ... nhìn chung, các khung giờ vàng còn tùy vào sản phẩm của bạn là gì và đối tượng mục tiêu của bạn ở đâu, hành vi của họ như thế nào. Về email tiếp thị bán hàng, do thời đại hiện nay đã online hóa mọi thứ, việc mua sắm dễ dàng hơn, mọi người có thể mua trong giờ làm việc, giờ nghỉ, ... khi họ có đủ tài chính và ham muốn. Vậy, một email hay chỉ thắng 30% khi họ mở mail, cái nâng cơ hội bán hàng của bạn lên là "thời điểm".
      Nếu người nhận mail không mở email nhưng không unsubcribe, bạn có thể thử "dày mặt" gửi lại lần nữa vào một thời điểm cách xa đó 1 tháng hay xa hơn, biết đâu lúc đó, họ lại có nhu cầu! Tôi đã từng chứng kiến 1 anh bán hàng chào hàng đến 1 người, họ không mua nhưng không có thái độ khó chịu. Anh thăm hỏi vị khách này vì hiểu vị khách này mặc dù chưa mua nhưng họ lại là khách hàng tiềm năng. Và một ngày kia, khi vừa bắt máy lên, vị khách đã nói "Thật may quá, anh đang tìm dịch vụ này..." Kiên trì cũng có cái hay của nó, trong email cũng vậy ^^ Nhưng nếu họ đã unsubribe thì đừng "đeo bám" họ nữa nhé, vì như vậy là không tôn trọng người đọc, vì họ cho rằng họ thực sự không có nhu cầu, và họ đã chứng tỏ bằng cách unsubcribe.

#4: Report

     Một bước không thể thiếu mà nhiều người bỏ qua, đó là xem các báo cáo. Báo cáo (report) nói với ta nhiều hơn những gì ta thấy. Nếu chịu khó phân tích trên 1 data đủ lớn, bạn sẽ có các xu hướng, phân tích và cải thiện phù hợp để gặt được nhiều thành công hơn. Đơn cử, khi xem báo cáo, mọi người chỉ chú ý đến 2 điểm: tỉ lệ mở email và có bao nhiêu người mua hàng. Nhưng, bạn nên để ý đến những con số khác:
  • Thời gian mở email: nói rằng email của bạn hấp dẫn người đọc không? Hấp
  • dẫn được bao lâu?  Vị trí click chuột: nói rằng trên nội dung này, họ thích nhất là điểm nào, họ thích click vào link Xem thêm hay thích click vào nút Đặt mua? Họ thích click xem website của bạn hay thích click điền form đăng kí nhận quà?
  • Số người vào web: nói rằng người đọc có để ý đến nội dung và muốn tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  •  Tỉ lệ chuyển đổi: cái này bạn phải tính toán 1 chút rồi. Tỉ lệ chuyển đổi được tính bằng số người mua hàng từ email/tổng số click chuột từ email vào website
Vídụ:
  • Số người mua hàng từ chiến dịch email marketing là 10 người, số người click vào web từ email là 1000 người, vậy tỉ lệ chuyển đổi của bạn là 10/1000 = 0,01 (1%). Làm thế nào để biết được số người click chuột từ email vào website với tổng số người vào website bằng nhiều đường khác? Bạn có thể làm 1 hệ thống tracking IP click chuột từ email vào website. Vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách search trên internet ^^
  •  Tỉ lệ người mở email từ tiêu đề này so với tiêu đề kia: nói lên rằng người đọc quan tâm nội dung này hơn nội dung kia.
  •  Và nhiều con số khác nữa, nếu bạn chịu khó nghiền ngẫm. 
Đừng bỏ qua bước cuối để hiểu hơn về đối tượng mục tiêu mà bạn đang theo đuổi
Từ đó, bạn cải thiện nội dung, hình ảnh, tiêu đề, thời gian gửi và data gửi cho phù hợp.
     Một chiến dịch email chưa thể thành công vào lần đầu tiên, nếu bạn thành công ở lần đầu thì chúc mừng bạn, nếu chưa, chuyện đó rất bình thường. Hãy nghiên cứu, tìm các giải pháp cải thiện và các ý tưởng bức phá vào lần sau.
      VBS cũng xin thông báo, kể từ nay, tất cả bài viết tại VBS nếu là bài viết nhiều kì hoặc mang tính chất chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, case study, ... sẽ chỉ share 1 phần tại website, còn lại sẽ được làm thành các tài liệu như infographic, PDF và gửi đến các bạn subcribe VBS. Hi vọng, mọi người ủng hộ VBS và theo dõi (subcribe) chúng tôi, để chúng tôi tiếp tục cống hiến kiến thức, kinh nghiệm của mình.


Tối Ưu Hóa Nội Dung Email Marketing Hiệu Quả từ A - Z (Phần 1)

Phần I. Trước khi viết email marketing
     Email marekting (EM) là con dao 2 lưỡi. Nó  sẽ làm tăng doanh thu của bạn lên 138% nếu bạn tiếp thị đến đúng đối tượng và nội dung tốt. Bằng ngược lại, bạn sẽ trở thành “chuyên gia spam hộp mail” mà không ai muốn chơi với bạn! Trở lại với việc tăng doanh thu, tiếp thị đúng đối tượng là việc tưởng dễ mà không dễ. Nhưng VBS sẽ đề cập việc này ở bài tiếp theo, còn bài viết này, VBS dành để giải quyết vấn đề cốt lõi  – nội dung email marketing.

     Trước khi viết email marekting
     Có 3 câu hỏi cần trả lời trước khi viết email marketing
1. Đối tượng hướng đến của EM là ai?
     Quyết định đối  tượng đọc  sẽ  giúp  bạn định  hình được  văn  phong,  cách  xưng  hô theo đúng đối tượng. Đối tượng là bà mẹ bỉm  sữa sẽ khác với đối tượng các đấng ông chồng bụng bia. Với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách thể hiện ngôn từ khác nhau, đôi khi chỉ là hình ảnh 
     Ngoài thay đổi cách xưng hô, bạn còn có thể tìm hiểu thêm cách viết để “gãy đúng chỗ ngứa” của đối tượng người đọc. Các bà mẹ thường thích Sale off, Khuyến mãi, Giảm giá, Miễn phí, Mua 2 tặng 5, … trong khi đàn ông lại lưu ý đến tính sành điệu thể hiện qua các tính từ đi kèm “Sang trọng”, “Đặc biệt nhất”, “Duy nhất”, “Khó cưỡng”, … mà ít quan tâm đến yếu tố giá cả (giá cả là yếu tố ít quan trọng hơn chứ không phải không quan trọng trong quyết định mua hàng).
2. Mục tiêu viết EM này là gì?
     Giống như mỗi đối tượng có cách viết khác nhau thì mỗi mục tiêu khác nhau lại được thể  hiện  bởi  những  cách  khác  nhau.  Nếu  k hông  xác định  rõ được  mục  tiêu  viết  EM ban đầu, bạn rất hiếm khi viết trùng với mục tiêu của khách hàng. Đây là kinh nghiệm của VBS và chưa sai lần nào. Bởi khi nhận được 1 brief cụ thể, bạn còn có thể viết sai mục tiêu, chứ nói gì đến việc chưa hiểu mục tiêu là gì.
     Kinh nghiệm xương máu của VBS là hỏi thật kĩ mục tiêu, nhu cầu của khách hàng, mà phải là người kiểm duyệt nội dung và gửi. Vì bạn biết đó, cứ qua tai 1 người thì yêu cầu lại bị thêm bớt và  bị vô tình hiểu sai đi 1 chút. Nếu bạn không làm việc trực tiếp với người kiểm duyệt, thì khả năng bạn hiểu rõ ý và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là vô cùng thấp.
3. Hình thức của EM này như thế nào?
     Trong trường hợp không nhận được yêu cầu chính xác từ người sẽ duyệt nội dung cuối 
cùng, bạn cũng phải hỏi ý họ như thế nào trong 5 dạng dưới đây
Email giới thiệu sản phẩm 
Email chăm sóc khách hàng 
Email quảng cáo chương trình mới: khuyến mãi, miễn phí, giảm giá, dùng thử,...
Email bán hàng, thúc đẩy mua hàng 
Email cập nhật tin tức (newsletter)
 Vì mỗi dạng đều có cách viết khác nhau, chỉ cần nắm được dạng mục tiêu thì khả năng viết đúng của bạn sẽ cao hơn.Đến đây thì email của bạn đã hiệu quả đến 50% rồi. Bước tiếp theo là: Viết.
 Muốn viết email marekting hay, trước hết, bạn hãy tập cách viết những câu ngắn. 
 Bài đọc thêm: 7 tip hiệu quả cho bài viết ngắn
Hiểu biết hình thức của email là thắng 1/3 khi viết email marketing 
     Việc sản  xuất  nội  dung không  hề đơn  giản,  dù  là  email  300  từ  hay  1  bài  viết  1000 từ đều  có những  khó  khăn  nhất định  riêng.  Việc  hiểu  bản  chất  của  mỗi  loại  hình  nội dung góp phần không nhỏ vào sự thành công của bài viết.
Phần II. Cách viết email marketing hiệu quả
Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu vào học cách viết 1 email marketing (EM) hiệu quả.
#1: Tiêu đề
     Tiêu đề là thứ đầu tiên người đọc nhìn thấy, trước khi mở email của bạn. Cũng là thứ quyết định họ có mở email không  hay  nhẹ  nhàng nhấp chuột vào nút Delete? Để họ không  có  cơ  hội  làm  vậy  với  EM  của  bạn,  bạn  phải  cố  gắng  chớp được  cảm  tình,  sự chú ý của họ ngay từ cái tiêu đề. Vậy muốn email được mở, tiêu đề nên được đặt như thế nào?
      Viết xuống mục tiêu của email, tương ứng, bạn sẽ có các ý tưởng và dàn ý cho email, bằng cách này, bạn sẽ không bỏ sót ý nào trong email
     Ở phần I, VBS có nói, với mỗi đối tượng đọc khác nhau sẽ có cách đặt tiêu đề khác nhau. Nữ  giới  sẽ quan  tâm  nhiều  hơn  nếu  mail  khuyến  mãi  của  bạn  có để [Giảm 80%] hay [Dùng  thử  miễn  phí], nam  giới  sẽ  mở  mail  nếu  có  các  tính  từ  giúp  họ  cảm  thấy họ đang là “chủ”, là người được nâng niu, tỏa sáng, mạnh mẽ, … 
     Nếu bạn chưa biết cách đặt tiêu đề hấp dẫn, có thể xem thêm tại đây: Cách đặt tiêu đề 
hấp dẫn
     Nhiều bạn phân vân không biết đặt tiêu đề trước hay viết bài trước rồi đặt tiêu đề sau! Bạn không nên phân vân với chuyện này, vì dù bạn có đặt tiêu đề trước hay sau thì cũng như nhau, nếu bạn biết được chính xác mục tiêu email và ý tưởng viết email.
     Để giải thích rõ hơn về tiêu đề trước hay sau, VBS đưa ra 1 ví dụ thế này. Nếu bạn chưa biết mình viết gì, thường bạn sẽ đặt tiêu đề trước, tiêu đề sẽ liên quan mật thiết đến bài viết. Nếu tiêu đề lỡ đi chệch hướng thì chắc chắn bài viết cũng sẽ lệch mục tiêu. Ngược lại, nếu bạn tìm ý trước, thì sau khi viết xong, bạn sẽ phải suy nghĩ 1 tiêu đề phù hợp với toàn  bài  viết,  bài  viết đó  có  thể đúng  hoặc  không đúng  với  mục  tiêu. 
 Tóm  lại,  nếu bạn đã rõ mục tiêu của bài viết và có ý tưởng để viết thì việc đặt tiêu đề trước hay sau là điều không quan trọng. Nhưng ngược lại, nếu bạn chưa rõ, thì tiêu đề <=> bài viết sẽ kéo nhau xuống vực cùng sai be bét ^^
     Ví dụ: 
     Mục tiêu bài viết là thông báo đến mọi người chương trình khuyến mãi mới, chỉ dành cho 50 người đầu tiên. Nhưng bạn không rõ mục tiêu, bạn chỉ biết là chương trình khuyến mãi 50%.
–> Bạn viết tiêu đề trước: [Khuyến mãi 50%] 5 mặt hàng hot nhất mùa hè.
     Ý tưởng bài viết sẽ trôi theo tiêu đề mà lại lạc mất phần “chỉ dành cho 50 người đầu tiên” để khuyến khích mọi người đăng kí liền tay, mua liền tay. Vậy phần CTA (Call to Action) sẽ không được sử dụng triệt để để kêu gọi, không khiến người đọc vội vã đăng kí,  cũng  mơ  hồ  về  ngày  kết  thúc  giảm  giá,  vậy  là  1  email  có ý  tưởng  và  tiêu đề  hay, nhưng không đáp ứng đủ mục tiêu đưa ra.
    Để “bách phát bách trúng” khi viết email, bạn hãy viết xuống những mục tiêu mà khách hàng cung cấp cho bạn. Viết ngắn gọn thành các gạch đầu dòng theo thứ tự ưu tiên. Sau đó tương ứng ở mục tiêu bên trái, bạn vẽ ra ý tưởng và tiêu đề ở bên phải.
Ví dụ:
  • Thông báo đến mọi người chương trình khuyến mãi mới
  • Chỉ dành cho 50 người đầu tiên
  • Khuyến mãi 50% 
  • Người đọc đăng kí nhận khuyến mãi ngay
  • Sau đó  tương ứng  với  bên  trái,  bạn  viết  các ý  cần đưa  vào  bài  tương ứng ở  bên  phải. 
  • Sắp xếp lại và liên kết lại, ta sẽ có 1 ý tưởng viết bài tốt mà không sợ “lạc đề”.
#2: Ý tưởng
     Chỉ cần thể hiện 1 ý tưởng duy nhất trong 1 email marketing là đủ

 Thông thường, toàn email sẽ thể hiện 1 mục tiêu duy nhất, mục tiêu này cũng sẽ cho ra ý tưởng tương ứng. Ý tưởng thường liên quan mật thiết với mục tiêu. Từ mục tiêu, tìm kiếm  xung  quanh,  vẽ  ra  các  nhánh,  sẽ  thấy  nhiều ý  tưởng,  rồi  phân  tích  và  chọn  1 ý tưởng tốt nhất. Bạn có thể để người đọc tưởng tượng, có thể đưa cho họ ngay thông tin họ cần, hỏi họ 1 vài câu hỏi và trả lời giúp họ, chiêu dụ họ bằng hình ảnh, đưa ra những sự thật mà ai cũng phải công nhận để dẫn chứng đến những điều khác mà có thể họ chưa biết, … có rất nhiều cách để bạn chọn lựa ý tưởng viết email marketing cho riêng mình.

#3: Chọn lọc từ ngữ
     Khâu này khá quan trọng, như việc lọc đối tượng mục tiêu vậy. Với mỗi đối tượng mục tiêu, mỗi đặc tính của ngành, sản phẩm, dịch vụ khác nhau mà có  những nhóm từ ngữ khác nhau.Thời  trang  thường đi đôi  với  các  từ  ngữ  sang  trọng,  lịch  lãm,  quý  phái,  quyến  rũ,  trẻ trung, năng động, … những từ này cũng được chia làm nhiều nhóm nhỏ nữa, ví dụ lịch lãm sẽ không đi chung với quyến rũ hay năng động. Quần áo thể thao thích năng động, thoải mái, váy đầm dạ hội thích sang trọng, quyến rũ, … đừng dùng từ sai ngữ cảnh, sẽ khiến cho người đọc khó chịu như 1 ai đó viết email mà lại không hiểu về sản phẩm và không tôn trọng người đọc.
     Với nhóm ngành ẩm thực, các từ  ngữ như ngon lành, đẹp mắt, tinh tế, thơm mát, the mát, sóng sánh (rượu), ngọt dịu, … sẽ chiếm ưu thế. Những từ ngữ dùng để tả món ăn thông  qua  các  giác  quan  của  con  người được đẩy  lên  tận  cùng để  mang  lại  hiệu ứng thèm ăn, kích thích tuyến nước bọt hoạt động, thần kinh trung ương ghi nhớ thông qua hình ảnh được ghi hình bởi mắt, … khiến cho người đọc muốn ăn ngay, cảm nhận ngay.
     Đừng dùng 1 từ nào đó chỉ vì bạn nghĩ nó hay hoặc nó suôn tai, hãy nghĩ đến nghĩa của từ đó nằm trong cả câu nói riêng và cả bài nói chung. Hôm trước, 1 bạn CTV mới, dùng từ “phán quyết” trong câu “Amazon sẽ phán quyết xem đơn hàng có hợp lệ hay không, …” Từ này khiến mình cười suốt 1 ngày hôm đó, bởi từ đúng và nhẹ nhàng hơn phải là “quyết định” hay “xem xét”, thì bạn lại đưa ra từ mang tính chất công lí, như kiểu tòa án. 
     Bạn thấy đó, phán quyết cũng có cùng ý nghĩa như quyết định, nhưng không phải lúc nào cũng hoán đổi được cho nhau.
#4: Đưa người khác đọc
     Đừng ngại đưa cho người khác đọc, đặc biệt là người nằm trong đối tượng mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Có thể bạn muốn truyền tải thế này, muốn người đọc hiểu thế nọ, nhưng chưa chắc họ có cùng suy nghĩ như bạn. Người viết và người đọc y như bạn trai và  bạn  gái  khi  yêu  nhau.  Người  con  trai  nói  1  câu  thẳng  tắp đúng  nghĩa đen  nhưng người con gái lại cho rằng chàng trai có ý trêu chọc hay cạnh khóe cô. Vậy đấy, rất khó tìm được điểm  chung  giữa  suy  nghĩ  của  2  người  khác  nhau,  mặc  dù  có  thể  họ  nghe cùng 1 câu.
     Lưu ý, đưa người khác đọc là tham khảo ý kiến để viết lại khi bạn viết chưa  rõ nghĩa, có thể khiến người  đọc  hiểu  sai,  hiểu nhầm, chứ đừng “đẽo cày  giữa đường” ai góp ý gì cũng cố viết lại theo ý họ nhé ^^
#5: Hình ảnh
     Hình ảnh trên email marketing khá là hạn chế, bởi nhiều hình quá hoặc kích thước quá lớn có thể  bị đánh vào mail  spam. Về kích thước hình ảnh, thông thường sẽ có chiều ngang là 600px là tối đa, đưa từ 2-3 hình là vừa phải. Hình ảnh phải là hình gốc, hình tự chụp  hoặc  hình  chất  lượng  cao,  vì email  có  diện  tích  nhỏ  hơn  màn  hình web, hình ảnh đẹp, sắc nét sẽ thu hút người đọc hơn.
Hình ảnh đẹp, chất lượng cao luôn được lòng người đọc hơn
#6: Kiểm tra lại
     Kiểm tra lại mọi thứ sau khi hoàn thành, dò lại từng câu chữ, dấu phẩy, dấu chấm câu, viết hoa đầu câu, tiêu đề, bố trí hình ảnh. Đọc lại 1 lượt xem đã đủ hết ý chưa, đúng mục tiêu chưa, ngôn từ phù hợp không, từ nào không cần thiết thì cắt giảm. Thông thường, 1 email marketing, VBS sẽ cắt bỏ thêm 10  –  15 từ, cố gắng tìm những từ không cần thiết để bài súc tích hơn. 
     Vậy là bạn đã có 1 email marketing hoàn chỉnh rồi. Giờ, chỉ cần tìm hiểu về phần mềm gửi  email,  thời  gian  gửi  email  phù  hợp,  cách  gửi  email để  vào  inbox,  cách  thiết  kế template đẹp nữa là hoàn thành quy trình từ viết đến gửi email rồi ^^

Bài viết mới