Phần
III. Cách gửi email marketing hiệu quả
Một email marketing hấp dẫn không chỉ dựa vào nội dung mà
còn dựa vào người nhận có phải là đối tượng đúng của email không, thời
gian gửi như thế nào và hình ảnh email ra sao. Qua 2 bài trước, chúng ta
đã biết cách chuẩn bị và viết email hay, tuần này, chúng ta cùng nhau tìm
hiểu chặn cuối của 1 chiến dịch email marketing - Cách gửi email marketing
hiệu quả.
Chặn cuối cùng để hoàn thành chiến dịch email marketing là gửi email |
#1: Tiệp data email
khách hàng
Mỗi 1 chiến dịch gửi email tốn rất nhiều công sức từ khâu chuẩn bị ý tưởng đến viết, thiết kế, set up, nên hãy chắc rằng bạn gửi email này đến những người đang có nhu cầu hoặc đúng đối tượng truyền tải email. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có được data email đúng?
Mỗi 1 chiến dịch gửi email tốn rất nhiều công sức từ khâu chuẩn bị ý tưởng đến viết, thiết kế, set up, nên hãy chắc rằng bạn gửi email này đến những người đang có nhu cầu hoặc đúng đối tượng truyền tải email. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có được data email đúng?
Để có được email đúng, chúng ta phải trải qua quá trình thu thập. Chúng
ta thu thập email từ đâu?
Khách hàng hiện tại
Thu thập thông tin khách hàng hiện tại, họ đã mua hàng của bạn, họ sẽ có nhu cầu mua tiếp nếu hàng của bạn chất lượng. Theo khảo sát, có 60% lợi nhuận của các công ty đến từ khách hàng hiện tại. Vì thế, việc chăm sóc họ tốt sẽ giúp bạn tăng doanh thu.
Những người yêu thích thương hiệu, nhãn hàng của bạn
Đây có thể là khách hàng tiềm năng của bạn. Chỉ có thể thôi nhé, vì họ yêu thích thương hiệu chưa đồng nghĩa với việc họ sẽ mua hàng. Ví dụ, bất kì cô gái nào cũng sẽ thích vận lên mình những nhãn hàng sang trọng, như Dior, Hermes, ... nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng. Trong lúc đó, họ vẫn sẽ subcribe website, like fanpage của bạn.
Đó chỉ là 1 phần thôi nhé, phần nhiều họ subcribe web của bạn vì họ bắt đầu chú ý và yêu thích, hoặc bạn đang cung cấp đến họ những lợi ích nhất định mà họ đang chờ để cập nhật thêm. Khi độ tương tác giữa bạn và họ trở nên bền chặt, tức là trong tâm trí của họ, thương hiệu của bạn đã có 1 chỗ đứng nhất định, khi muốn mua món hàng đó hoặc tư vấn cho bạn bè, người thân, chắc chắn họ sẽ nhắc đến bạn. Vậy, sự tương tác giữa bạn và họ có tốt hay không, 1 phần là do email mà bạn sắp gửi cho họ đây.
Những người chưa biết đến bạn nhưng nằm trong đối tượng mục tiêu của bạn (về độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực địa lí, sở thích, ...)
Bạn tìm họ bằng cách nào? Có nhiều cách, 1 trong những cách đó là khảo sát. Khảo sát đúng đối tượng mục tiêu của bạn về ý kiến của họ về ngành hàng, sản phẩm, ý kiến cải tiến, điểm thích hay không, hay nhập thông tin để nhận mẫu dùng thử, ưu đãi, ...
Khách hàng hiện tại
Thu thập thông tin khách hàng hiện tại, họ đã mua hàng của bạn, họ sẽ có nhu cầu mua tiếp nếu hàng của bạn chất lượng. Theo khảo sát, có 60% lợi nhuận của các công ty đến từ khách hàng hiện tại. Vì thế, việc chăm sóc họ tốt sẽ giúp bạn tăng doanh thu.
Những người yêu thích thương hiệu, nhãn hàng của bạn
Đây có thể là khách hàng tiềm năng của bạn. Chỉ có thể thôi nhé, vì họ yêu thích thương hiệu chưa đồng nghĩa với việc họ sẽ mua hàng. Ví dụ, bất kì cô gái nào cũng sẽ thích vận lên mình những nhãn hàng sang trọng, như Dior, Hermes, ... nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng. Trong lúc đó, họ vẫn sẽ subcribe website, like fanpage của bạn.
Đó chỉ là 1 phần thôi nhé, phần nhiều họ subcribe web của bạn vì họ bắt đầu chú ý và yêu thích, hoặc bạn đang cung cấp đến họ những lợi ích nhất định mà họ đang chờ để cập nhật thêm. Khi độ tương tác giữa bạn và họ trở nên bền chặt, tức là trong tâm trí của họ, thương hiệu của bạn đã có 1 chỗ đứng nhất định, khi muốn mua món hàng đó hoặc tư vấn cho bạn bè, người thân, chắc chắn họ sẽ nhắc đến bạn. Vậy, sự tương tác giữa bạn và họ có tốt hay không, 1 phần là do email mà bạn sắp gửi cho họ đây.
Những người chưa biết đến bạn nhưng nằm trong đối tượng mục tiêu của bạn (về độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực địa lí, sở thích, ...)
Bạn tìm họ bằng cách nào? Có nhiều cách, 1 trong những cách đó là khảo sát. Khảo sát đúng đối tượng mục tiêu của bạn về ý kiến của họ về ngành hàng, sản phẩm, ý kiến cải tiến, điểm thích hay không, hay nhập thông tin để nhận mẫu dùng thử, ưu đãi, ...
Cùng trên chiến xe buýt nhưng có những người thích mua kẹo, những người khác lại thích mua nước uống |
Cách thứ 2 là sử dụng data email được cung cấp bởi các công ty chuyên săn
và phân loại email cho các công ty bán hàng. Lưu ý khi mua và sử dụng data
email này, bởi có rất nhiều data phần nhiều có địa chỉ mail không đúng hoặc
không phải đối tượng mục tiêu bạn cần. Ví dụ, bạn cần email là nữ, là nhân
viên văn phòng nhưng file bạn nhận được có giới tính nam. Với số lượng
email ít, bạn có thể kiểm tra, nhưng với data 10,000 email bạn không thể
nhận diện bằng mắt. Vậy, việc mua data email là con dao 2 lưỡi mà bạn phải
thật cẩn thận khi dùng.
Làm cách nào để có được lượng email lớn đúng mục tiêu? Bạn có thể lựa chọn những nơi đối tượng tiềm năng của bạn hay đến và raw email của họ tại đó. Ví dụ, sản phẩm của bạn là bỉm tả, bạn có thể raw email trên Web Trẻ Thơ hoặc Làm Cha Mẹ. Có phải bạn đang hỏi, công cụ nào giúp raw email? Có nhiều công cụ giúp bạn thực hiện điều đó, nhưng đa phần là các công cụ nước ngoài và phải tốn phí. Mà chúng ta, không riêng bạn, không riêng tôi, thường không muốn tốn phí cho càng nhiều thứ càng tốt, đúng không? Thật tiếc là chỉ khi bạn sử dụng tool trả phí, bạn mới nhận lại được giá trị tương ứng!
Thêm 1 chút ghi chú về việc raw email: không phải tất cả email bạn thu thập được đều là đối tượng mục tiêu. Không phải tất cả những địa chỉ email này đều muốn nhận email từ bạn, bởi có 5 điều người đọc luôn "keo kiệt" với bạn mà bạn cần phải nhớ
Làm cách nào để có được lượng email lớn đúng mục tiêu? Bạn có thể lựa chọn những nơi đối tượng tiềm năng của bạn hay đến và raw email của họ tại đó. Ví dụ, sản phẩm của bạn là bỉm tả, bạn có thể raw email trên Web Trẻ Thơ hoặc Làm Cha Mẹ. Có phải bạn đang hỏi, công cụ nào giúp raw email? Có nhiều công cụ giúp bạn thực hiện điều đó, nhưng đa phần là các công cụ nước ngoài và phải tốn phí. Mà chúng ta, không riêng bạn, không riêng tôi, thường không muốn tốn phí cho càng nhiều thứ càng tốt, đúng không? Thật tiếc là chỉ khi bạn sử dụng tool trả phí, bạn mới nhận lại được giá trị tương ứng!
Thêm 1 chút ghi chú về việc raw email: không phải tất cả email bạn thu thập được đều là đối tượng mục tiêu. Không phải tất cả những địa chỉ email này đều muốn nhận email từ bạn, bởi có 5 điều người đọc luôn "keo kiệt" với bạn mà bạn cần phải nhớ
·
Tôi
không có đủ thời gian.
·
Tôi
không có đủ tiền để mua món này (tôi không có khoản chi nào cho sản phẩm này).
·
Sản
phẩm/dịch vụ này không dành cho tôi
·
Tôi
không tin những gì bạn nói (bạn quảng cáo).
·
Tôi
không cần sản phẩm/dịch vụ này.
Chính 5 điều này sẽ ném email của bạn vào sọt rác mà không mảy may mở ra.
Trường hợp này rất khó tránh, nhưng hãy làm giảm số lượng email vào sọt
rác bằng cách:
·
Ném
đá dò đường. Thử gửi test email bằng nhiều tiêu đề khác nhau đến số email nhỏ
giới hạn và chờ xem phản ứng. Sau đó chọn tiêu đề thu hút nhất, thông thường
là Miễn phí hay Gỉam giá, ...
·
Hãy
viết kĩ dòng mô tả vì sao họ lại nhận được email của bạn trong khi họ
không subribe web của bạn hay chưa hề biết về bạn: Bạn nhận được email này
bởi vì chúng tôi muốn mang đến cho bạn 1 sự lựa chọn tuyệt vời trong tháng
hè này (email tiếp thị quạt phun sương).
·
Hãy
để nút unsubcribe để người đọc nhấn vào khi họ không có nhu cầu, từ đó bạn
sẽ lọc được 1 data chỉ có đối tượng mà mình hướng đến.
#2: Design
Nếu bạn sử dụng MailChimp để gửi mail, bạn có thể tận dụng những form có
sẵn, thay đổi text, images, màu sắc và kích thước cho phù hợp. Hoặc bạn có
thể thiết kế 1 form riêng rồi upload vào phần theme. Khi upload file lên,
bạn có thể tận dụng để gửi tiếp những đợt sau, nếu bạn muốn tiếp thị lại với
nội dung giống y như vậy cho 1 danh sách mail khác. Amazon không có các
form sẵn, bạn phải tự thiết kế rồi zip code lên.
Thông tin thêm: nếu bạn dùng MailChimp, email thường nằm ở hộp
Promotions, còn Amazon thường vào thẳng inbox.
Chiến dịch email marekting có thành công hay không, công lao không nhỏ nằm ở các chàng/nàng designer |
Việc design cho email không dừng lại ở chỗ bản vẽ, mà còn phải cắt HTML ở
các nút (button) cho người đọc click vào, các link liên kết với text, với
images, ... nên phần này, bạn nên đưa cho 1 anh coder thực hiện nếu bạn biết
thiết kế hoặc thuê hẳn 1 đơn vị làm template email để hoàn thiện "phần
nhìn" này.
Một vài lưu ý với phần thiết kế: "Đừng để nội dung hay trên một cái
nền dở". Sự tương tác giữa mắt người với bài viết, với hình ảnh, với
bất kì thứ gì đập vào mắt họ, được quyết định chú ý hay không chú ý phụ
thuộc rất nhiều vào hình ảnh và bố cục.
Để gây được sự
chú ý mà VBS hay nói đùa là "gây sự - chú ý", bạn phải hiểu một số nguyên
tắc cơ bản trong thiết kế:
VBS sẽ không hướng dẫn cách thức gửi, bởi bạn có thể tìm hướng dẫn ở rất nhiều bài viết chi tiết khác trên mạng, hoặc trong chính các dịch vụ gửi email marketing đã có hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu kiểu step by step. VBS chỉ nói về một số lưu ý để gửi email marketing mang lại hiệu quả cao hơn.
- _ Không sử dụng trên 2 font trong cùng 1 email. Khi dùng font, hãy dùng những font phổ biến: Tahoma, Segoe UI, Open San, Arial, ... không nên chọn font tiếng Việt quá nhiều "râu ria" như Ông Đồ, Thư Pháp, ... tránh font bị lỗi qua nhiều thiết bị khác nhau từ người đọc. Không dùng font có chân với font không chân trong cùng email (giống như mặc áo dài với quần short vậy, không tương đồng lắm. Font có chân thường sử dụng cho văn bản hành chính hay nội dung nghiêm túc, trong khi font không chân lại trẻ trung và năng động hơn).
- _ Không sử dụng trên 3 size trong cùng 1 email. Size thường đọc tốt là 11, 12. Đối với tiêu đề là 16,18. Những email có size quá lớn thường bị đánh spam. Không sử dụng quá nhiều màu trong cùng 1 email. Cơ bản, chúng ta thường có 1 màu chính và 1 màu tương ứng để tạo nên sự hài hòa. Hoặc nhiều email có 5-7 màu, nhưng cơ bản được phối với nhau ăn ý bằng sự đo lường màu sắc trong thiết kế, nhưng chúng tôi khuyên bạn, khi bạn chưa giỏi chơi trò chơi phối màu, hãy cẩn thận và dùng ít màu thôi. Bạn có thể thử chọn 1 màu chính, website này sẽ gợi ý các màu tương ứng phù hợp với màu chính: paletton
- _ Kích thước hình ảnh khi gửi mail khống chế chiều ngang là 600px. Chọn hình ảnh có chất lượng cao.
- _ Nên dùng chữ tối màu trên nền sáng màu, không nên làm ngược lại.
- _ Cuối cùng, nếu email của bạn chưa đẹp, chưa hoàn thiện, đừng vội gửi đi!
VBS sẽ không hướng dẫn cách thức gửi, bởi bạn có thể tìm hướng dẫn ở rất nhiều bài viết chi tiết khác trên mạng, hoặc trong chính các dịch vụ gửi email marketing đã có hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu kiểu step by step. VBS chỉ nói về một số lưu ý để gửi email marketing mang lại hiệu quả cao hơn.
Thứ nhất, trước
khi gửi, hãy thử gửi email đến 2-3 người trong team, trong công ty để xem trước.
Nếu tốt thì tiến hành gửi đồng loạt.
Thứ hai, khi
dùng MailChimp hay Amazon, đều có chức năng hẹn giờ (schedule) đến chính xác thời
gian bạn muốn gửi. Thường trong 1 chiến dịch, email phải được viết ít nhất là
trước 1 tuần, thiết kế 2 - 3 ngày dựa vào nội dung của email (tùy vào mức độ khó
của email và khối lượng công việc của designer và coder), gửi cho những người trong
team xem lại và chỉnh sửa nếu có. Cuối cùng là schedule. Một quá trình nhiều người
can thiệp và tốn thời gian vậy, nếu gửi vào khoảng thời gian không đúng lại làm
hỏng công của cả đội. Vậy thời gian nào là thời gian gửi email tốt nhất?
Theo thói quen làm việc của người Việt, làm theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 và thời gian làm trong ngày là từ 8:30 - 12:00 và 13:30 - 17:30 thì bạn có thể gửi vào các thời gian sau:
Theo thói quen làm việc của người Việt, làm theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 và thời gian làm trong ngày là từ 8:30 - 12:00 và 13:30 - 17:30 thì bạn có thể gửi vào các thời gian sau:
Với email tin tức, lên tinh thần, ... nên gửi vào thứ 2,3,4 vào khoảng 9:00, 14:00 hoặc 16:30 đây thường là thời gian check mail (lấy từ kinh nghiệm check mail của bản thân).Với email bán hàng, nên gửi vào thứ 5,6 cùng khung giờ ở trên: vì tâm lí cuối tuần thường xuất hiện vào ngày thứ 5 chứ không đợi đến thứ 6. Thứ 7 những người đi làm thường ít check mail, trừ khi công việc phải làm luôn thứ 7.
Hành vi này có
thể không đúng với những người làm việc tự do (freelancer), các bà nội trợ, ... nhìn chung, các khung giờ vàng còn tùy vào sản phẩm của bạn là gì và đối
tượng mục tiêu của bạn ở đâu, hành vi của họ như thế nào. Về email tiếp thị bán
hàng, do thời đại hiện nay đã online hóa mọi thứ, việc mua sắm dễ dàng hơn, mọi
người có thể mua trong giờ làm việc, giờ nghỉ, ... khi họ có đủ tài chính và
ham muốn. Vậy, một email hay chỉ thắng 30% khi họ mở mail, cái nâng cơ hội bán
hàng của bạn lên là "thời điểm".
Nếu người nhận
mail không mở email nhưng không unsubcribe, bạn có thể thử "dày mặt"
gửi lại lần nữa vào một thời điểm cách xa đó 1 tháng hay xa hơn, biết đâu lúc
đó, họ lại có nhu cầu! Tôi đã từng chứng kiến 1 anh bán hàng chào hàng đến 1
người, họ không mua nhưng không có thái độ khó chịu. Anh thăm hỏi vị khách này
vì hiểu vị khách này mặc dù chưa mua nhưng họ lại là khách hàng tiềm năng. Và một
ngày kia, khi vừa bắt máy lên, vị khách đã nói "Thật may quá, anh đang tìm
dịch vụ này..." Kiên trì cũng có cái hay của nó, trong email cũng vậy ^^
Nhưng nếu họ đã unsubribe thì đừng "đeo bám" họ nữa nhé, vì như vậy
là không tôn trọng người đọc, vì họ cho rằng họ thực sự không có nhu cầu, và họ
đã chứng tỏ bằng cách unsubcribe.
#4: Report
Một bước không thể thiếu mà nhiều người bỏ qua, đó là xem các báo cáo. Báo cáo (report) nói với ta nhiều hơn những gì ta thấy. Nếu chịu khó phân tích trên 1 data đủ lớn, bạn sẽ có các xu hướng, phân tích và cải thiện phù hợp để gặt được nhiều thành công hơn. Đơn cử, khi xem báo cáo, mọi người chỉ chú ý đến 2 điểm: tỉ lệ mở email và có bao nhiêu người mua hàng. Nhưng, bạn nên để ý đến những con số khác:
#4: Report
Một bước không thể thiếu mà nhiều người bỏ qua, đó là xem các báo cáo. Báo cáo (report) nói với ta nhiều hơn những gì ta thấy. Nếu chịu khó phân tích trên 1 data đủ lớn, bạn sẽ có các xu hướng, phân tích và cải thiện phù hợp để gặt được nhiều thành công hơn. Đơn cử, khi xem báo cáo, mọi người chỉ chú ý đến 2 điểm: tỉ lệ mở email và có bao nhiêu người mua hàng. Nhưng, bạn nên để ý đến những con số khác:
- Thời gian mở email: nói rằng email của bạn hấp dẫn người đọc không? Hấp
- dẫn được bao lâu? Vị trí click chuột: nói rằng trên nội dung này, họ thích nhất là điểm nào, họ thích click vào link Xem thêm hay thích click vào nút Đặt mua? Họ thích click xem website của bạn hay thích click điền form đăng kí nhận quà?
- Số người vào web: nói rằng người đọc có để ý đến nội dung và muốn tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Tỉ lệ chuyển đổi: cái này bạn phải tính toán 1 chút rồi. Tỉ lệ chuyển đổi được tính bằng số người mua hàng từ email/tổng số click chuột từ email vào website
- Số người mua hàng từ chiến dịch email marketing là 10 người, số người click vào web từ email là 1000 người, vậy tỉ lệ chuyển đổi của bạn là 10/1000 = 0,01 (1%). Làm thế nào để biết được số người click chuột từ email vào website với tổng số người vào website bằng nhiều đường khác? Bạn có thể làm 1 hệ thống tracking IP click chuột từ email vào website. Vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách search trên internet ^^
- Tỉ lệ người mở email từ tiêu đề này so với tiêu đề kia: nói lên rằng người đọc quan tâm nội dung này hơn nội dung kia.
- Và nhiều con số khác nữa, nếu bạn chịu khó nghiền ngẫm.
Đừng bỏ qua bước cuối để hiểu hơn về đối tượng mục tiêu mà bạn đang theo đuổi |
Một chiến dịch
email chưa thể thành công vào lần đầu tiên, nếu bạn thành công ở lần đầu thì
chúc mừng bạn, nếu chưa, chuyện đó rất bình thường. Hãy nghiên cứu, tìm các giải
pháp cải thiện và các ý tưởng bức phá vào lần sau.
VBS cũng xin
thông báo, kể từ nay, tất cả bài viết tại VBS nếu là bài viết nhiều kì hoặc mang
tính chất chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, case study, ... sẽ chỉ share 1 phần tại
website, còn lại sẽ được làm thành các tài liệu như infographic, PDF và gửi đến
các bạn subcribe VBS. Hi vọng, mọi người ủng hộ VBS và theo dõi (subcribe)
chúng tôi, để chúng tôi tiếp tục cống hiến kiến thức, kinh nghiệm của mình.
Không có nhận xét nào: