Khái niệm thị trường trong quan điểm marketing:
Thị trường: bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng và hiện tại đối với sản phẩm hay dịch vụ, liên quan đến đến các yếu tố có khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, mong muốn, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Thị trường là nơi trao đổi giữa người bán và người mua, đem lại giá trị cho 2 bên.
Thị trường mục tiêu (target market): là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược để thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong phần thị trường này để họ trở thành khách hàng trung thành của mình.
Các cấp độ của thị trường:
Quá trình từ khách hàng trong thị trường tiềm năng để trở thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp sẽ giảm dần, tùy thuộc vào chính sách marketing và chiến lược tiếp cận của doanh nghiệp sẽ tạo được lòng tin và giữ chân khách hàng như hế nào để tất cả khách hàng tiềm năng đều trở thành khách hàng chính thức của mình thì doanh nghiệp đó thành công.
Chiến lược S-T-P:
1. Segmentation (Phân khúc thị trường): Nhằm tạo thị trường từ không đồng nhất thành đồng nhất để doanh nghiệp thấy rõ nhiều khía cạnh khác nhau của khách hàng như nhân khẩu học, thu nhập,… từ đó dễ dàng theo dõi hành vi người tiêu dùng cũng để đưa ra chiến lược marketing hiệu quả. Phát hiện khe hở của thị trường để đưa ra chiến lược đúng đắn, tối ưu hóa chi phí và tăng lợi nhuận. Ta có thể tiến hành phân khúc thị trường theo:
- Phân khúc thị trường theo địa lý
- Phân khúc thị trường nhân khẩu học -xã hội học
- Phân khúc thị trường theo hành vi người tiêu dùng
- Phân khúc theo đặc điểm tâm lý
2. Targeting (Lựa chọn thị trường theo mục tiêu): Thường dựa vào mức độ hấp dẫn của từng phân khúc thị trường và thế mạnh tức là nguồn lực của doanh nghiệp. Nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp bạn hạn chế nhưng lựa chọn phân khúc thị trường tiêu thụ quá cao bạn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và chiến dịch của bạn tất nhiên sẽ thất bại.
3. Positioning (Định vị sản phẩm trên thị trường): Để thành công doanh nghiệp cần có phương thức chào hàng các sản phẩm khác biệt, trong marketing gọi là “định vị sản phẩm”. Định vị sản phẩm giúp tập trung nguồn lực, xác định đúng chiến thuật trong thế giới marketing mix ngày nay, tạo lợi thế và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Định vị sản phẩm có thể dựa vào các chiến lược sau: định vị sản phẩm dựa vào thuộc tính của sản phẩm; dựa vào giá trị (lợi ích) của sản phẩm đem lại cho khách hàng; dựa vào đối tượng khách hàng; định vị so sánh.
Không có nhận xét nào: