Phần I. Trước khi viết email marketing
Email marekting (EM) là con dao 2 lưỡi. Nó sẽ làm tăng doanh thu của bạn lên 138% nếu bạn tiếp thị đến đúng đối tượng và nội dung tốt. Bằng ngược lại, bạn sẽ trở thành “chuyên gia spam hộp mail” mà không ai muốn chơi với bạn! Trở lại với việc tăng doanh thu, tiếp thị đúng đối tượng là việc tưởng dễ mà không dễ. Nhưng VBS sẽ đề cập việc này ở bài tiếp theo, còn bài viết này, VBS dành để giải quyết vấn đề cốt lõi – nội dung email marketing.
Trước khi viết email marekting
Có 3 câu hỏi cần trả lời trước khi viết email marketing
1. Đối tượng hướng đến của EM là ai?
Quyết định đối tượng đọc sẽ giúp bạn định hình được văn phong, cách xưng hô theo đúng đối tượng. Đối tượng là bà mẹ bỉm sữa sẽ khác với đối tượng các đấng ông chồng bụng bia. Với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách thể hiện ngôn từ khác nhau, đôi khi chỉ là hình ảnh
Ngoài thay đổi cách xưng hô, bạn còn có thể tìm hiểu thêm cách viết để “gãy đúng chỗ ngứa” của đối tượng người đọc. Các bà mẹ thường thích Sale off, Khuyến mãi, Giảm giá, Miễn phí, Mua 2 tặng 5, … trong khi đàn ông lại lưu ý đến tính sành điệu thể hiện qua các tính từ đi kèm “Sang trọng”, “Đặc biệt nhất”, “Duy nhất”, “Khó cưỡng”, … mà ít quan tâm đến yếu tố giá cả (giá cả là yếu tố ít quan trọng hơn chứ không phải không quan trọng trong quyết định mua hàng).
2. Mục tiêu viết EM này là gì?
Giống như mỗi đối tượng có cách viết khác nhau thì mỗi mục tiêu khác nhau lại được thể hiện bởi những cách khác nhau. Nếu k hông xác định rõ được mục tiêu viết EM ban đầu, bạn rất hiếm khi viết trùng với mục tiêu của khách hàng. Đây là kinh nghiệm của VBS và chưa sai lần nào. Bởi khi nhận được 1 brief cụ thể, bạn còn có thể viết sai mục tiêu, chứ nói gì đến việc chưa hiểu mục tiêu là gì.
Kinh nghiệm xương máu của VBS là hỏi thật kĩ mục tiêu, nhu cầu của khách hàng, mà phải là người kiểm duyệt nội dung và gửi. Vì bạn biết đó, cứ qua tai 1 người thì yêu cầu lại bị thêm bớt và bị vô tình hiểu sai đi 1 chút. Nếu bạn không làm việc trực tiếp với người kiểm duyệt, thì khả năng bạn hiểu rõ ý và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là vô cùng thấp.
3. Hình thức của EM này như thế nào?
Trong trường hợp không nhận được yêu cầu chính xác từ người sẽ duyệt nội dung cuối
cùng, bạn cũng phải hỏi ý họ như thế nào trong 5 dạng dưới đây
Email giới thiệu sản phẩm
Email chăm sóc khách hàng
Email quảng cáo chương trình mới: khuyến mãi, miễn phí, giảm giá, dùng thử,...
Email bán hàng, thúc đẩy mua hàng
Email cập nhật tin tức (newsletter)
Vì mỗi dạng đều có cách viết khác nhau, chỉ cần nắm được dạng mục tiêu thì khả năng viết đúng của bạn sẽ cao hơn.Đến đây thì email của bạn đã hiệu quả đến 50% rồi. Bước tiếp theo là: Viết.
Muốn viết email marekting hay, trước hết, bạn hãy tập cách viết những câu ngắn.
Bài đọc thêm: 7 tip hiệu quả cho bài viết ngắn
Muốn viết email marekting hay, trước hết, bạn hãy tập cách viết những câu ngắn.
Bài đọc thêm: 7 tip hiệu quả cho bài viết ngắn
Hiểu biết hình thức của email là thắng 1/3 khi viết email marketing
Việc sản xuất nội dung không hề đơn giản, dù là email 300 từ hay 1 bài viết 1000 từ đều có những khó khăn nhất định riêng. Việc hiểu bản chất của mỗi loại hình nội dung góp phần không nhỏ vào sự thành công của bài viết.
Phần II. Cách viết email marketing hiệu quả
Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu vào học cách viết 1 email marketing (EM) hiệu quả.
#1: Tiêu đề
Tiêu đề là thứ đầu tiên người đọc nhìn thấy, trước khi mở email của bạn. Cũng là thứ quyết định họ có mở email không hay nhẹ nhàng nhấp chuột vào nút Delete? Để họ không có cơ hội làm vậy với EM của bạn, bạn phải cố gắng chớp được cảm tình, sự chú ý của họ ngay từ cái tiêu đề. Vậy muốn email được mở, tiêu đề nên được đặt như thế nào?
Viết xuống mục tiêu của email, tương ứng, bạn sẽ có các ý tưởng và dàn ý cho email, bằng cách này, bạn sẽ không bỏ sót ý nào trong email
Ở phần I, VBS có nói, với mỗi đối tượng đọc khác nhau sẽ có cách đặt tiêu đề khác nhau. Nữ giới sẽ quan tâm nhiều hơn nếu mail khuyến mãi của bạn có để [Giảm 80%] hay [Dùng thử miễn phí], nam giới sẽ mở mail nếu có các tính từ giúp họ cảm thấy họ đang là “chủ”, là người được nâng niu, tỏa sáng, mạnh mẽ, …
Nếu bạn chưa biết cách đặt tiêu đề hấp dẫn, có thể xem thêm tại đây: Cách đặt tiêu đề
hấp dẫn
Nhiều bạn phân vân không biết đặt tiêu đề trước hay viết bài trước rồi đặt tiêu đề sau! Bạn không nên phân vân với chuyện này, vì dù bạn có đặt tiêu đề trước hay sau thì cũng như nhau, nếu bạn biết được chính xác mục tiêu email và ý tưởng viết email.
Để giải thích rõ hơn về tiêu đề trước hay sau, VBS đưa ra 1 ví dụ thế này. Nếu bạn chưa biết mình viết gì, thường bạn sẽ đặt tiêu đề trước, tiêu đề sẽ liên quan mật thiết đến bài viết. Nếu tiêu đề lỡ đi chệch hướng thì chắc chắn bài viết cũng sẽ lệch mục tiêu. Ngược lại, nếu bạn tìm ý trước, thì sau khi viết xong, bạn sẽ phải suy nghĩ 1 tiêu đề phù hợp với toàn bài viết, bài viết đó có thể đúng hoặc không đúng với mục tiêu.
Tóm lại, nếu bạn đã rõ mục tiêu của bài viết và có ý tưởng để viết thì việc đặt tiêu đề trước hay sau là điều không quan trọng. Nhưng ngược lại, nếu bạn chưa rõ, thì tiêu đề <=> bài viết sẽ kéo nhau xuống vực cùng sai be bét ^^
Tóm lại, nếu bạn đã rõ mục tiêu của bài viết và có ý tưởng để viết thì việc đặt tiêu đề trước hay sau là điều không quan trọng. Nhưng ngược lại, nếu bạn chưa rõ, thì tiêu đề <=> bài viết sẽ kéo nhau xuống vực cùng sai be bét ^^
Ví dụ:
Mục tiêu bài viết là thông báo đến mọi người chương trình khuyến mãi mới, chỉ dành cho 50 người đầu tiên. Nhưng bạn không rõ mục tiêu, bạn chỉ biết là chương trình khuyến mãi 50%.
Mục tiêu bài viết là thông báo đến mọi người chương trình khuyến mãi mới, chỉ dành cho 50 người đầu tiên. Nhưng bạn không rõ mục tiêu, bạn chỉ biết là chương trình khuyến mãi 50%.
–> Bạn viết tiêu đề trước: [Khuyến mãi 50%] 5 mặt hàng hot nhất mùa hè.
Ý tưởng bài viết sẽ trôi theo tiêu đề mà lại lạc mất phần “chỉ dành cho 50 người đầu tiên” để khuyến khích mọi người đăng kí liền tay, mua liền tay. Vậy phần CTA (Call to Action) sẽ không được sử dụng triệt để để kêu gọi, không khiến người đọc vội vã đăng kí, cũng mơ hồ về ngày kết thúc giảm giá, vậy là 1 email có ý tưởng và tiêu đề hay, nhưng không đáp ứng đủ mục tiêu đưa ra.
Để “bách phát bách trúng” khi viết email, bạn hãy viết xuống những mục tiêu mà khách hàng cung cấp cho bạn. Viết ngắn gọn thành các gạch đầu dòng theo thứ tự ưu tiên. Sau đó tương ứng ở mục tiêu bên trái, bạn vẽ ra ý tưởng và tiêu đề ở bên phải.
Để “bách phát bách trúng” khi viết email, bạn hãy viết xuống những mục tiêu mà khách hàng cung cấp cho bạn. Viết ngắn gọn thành các gạch đầu dòng theo thứ tự ưu tiên. Sau đó tương ứng ở mục tiêu bên trái, bạn vẽ ra ý tưởng và tiêu đề ở bên phải.
Ví dụ:
- Thông báo đến mọi người chương trình khuyến mãi mới
- Chỉ dành cho 50 người đầu tiên
- Khuyến mãi 50%
- Người đọc đăng kí nhận khuyến mãi ngay
- Sau đó tương ứng với bên trái, bạn viết các ý cần đưa vào bài tương ứng ở bên phải.
- Sắp xếp lại và liên kết lại, ta sẽ có 1 ý tưởng viết bài tốt mà không sợ “lạc đề”.
Chỉ cần thể hiện 1 ý tưởng duy nhất trong 1 email marketing là đủ
#3: Chọn lọc từ ngữ
Khâu này khá quan trọng, như việc lọc đối tượng mục tiêu vậy. Với mỗi đối tượng mục tiêu, mỗi đặc tính của ngành, sản phẩm, dịch vụ khác nhau mà có những nhóm từ ngữ khác nhau.Thời trang thường đi đôi với các từ ngữ sang trọng, lịch lãm, quý phái, quyến rũ, trẻ trung, năng động, … những từ này cũng được chia làm nhiều nhóm nhỏ nữa, ví dụ lịch lãm sẽ không đi chung với quyến rũ hay năng động. Quần áo thể thao thích năng động, thoải mái, váy đầm dạ hội thích sang trọng, quyến rũ, … đừng dùng từ sai ngữ cảnh, sẽ khiến cho người đọc khó chịu như 1 ai đó viết email mà lại không hiểu về sản phẩm và không tôn trọng người đọc.
Với nhóm ngành ẩm thực, các từ ngữ như ngon lành, đẹp mắt, tinh tế, thơm mát, the mát, sóng sánh (rượu), ngọt dịu, … sẽ chiếm ưu thế. Những từ ngữ dùng để tả món ăn thông qua các giác quan của con người được đẩy lên tận cùng để mang lại hiệu ứng thèm ăn, kích thích tuyến nước bọt hoạt động, thần kinh trung ương ghi nhớ thông qua hình ảnh được ghi hình bởi mắt, … khiến cho người đọc muốn ăn ngay, cảm nhận ngay.
Đừng dùng 1 từ nào đó chỉ vì bạn nghĩ nó hay hoặc nó suôn tai, hãy nghĩ đến nghĩa của từ đó nằm trong cả câu nói riêng và cả bài nói chung. Hôm trước, 1 bạn CTV mới, dùng từ “phán quyết” trong câu “Amazon sẽ phán quyết xem đơn hàng có hợp lệ hay không, …” Từ này khiến mình cười suốt 1 ngày hôm đó, bởi từ đúng và nhẹ nhàng hơn phải là “quyết định” hay “xem xét”, thì bạn lại đưa ra từ mang tính chất công lí, như kiểu tòa án.
Bạn thấy đó, phán quyết cũng có cùng ý nghĩa như quyết định, nhưng không phải lúc nào cũng hoán đổi được cho nhau.
#4: Đưa người khác đọc
Lưu ý, đưa người khác đọc là tham khảo ý kiến để viết lại khi bạn viết chưa rõ nghĩa, có thể khiến người đọc hiểu sai, hiểu nhầm, chứ đừng “đẽo cày giữa đường” ai góp ý gì cũng cố viết lại theo ý họ nhé ^^
#5: Hình ảnh
Hình ảnh đẹp, chất lượng cao luôn được lòng người đọc hơn
#6: Kiểm tra lại
Vậy là bạn đã có 1 email marketing hoàn chỉnh rồi. Giờ, chỉ cần tìm hiểu về phần mềm gửi email, thời gian gửi email phù hợp, cách gửi email để vào inbox, cách thiết kế template đẹp nữa là hoàn thành quy trình từ viết đến gửi email rồi ^^
Không có nhận xét nào: